Cách đây vài ngày, giao diện quản trị trong search console vừa cập nhật thêm công cụ Xóa URL mới thay thế cho công cụ Xóa URL cũ. Đây quả là tin vui với anh em SEOer vì từ khi chuyển qua phiên bản mới của search console một số công cụ của báo cáo cũ không thể sử dụng được nữa trong đó công cụ Xóa URL lại thường được sử dụng thường xuyên.
Mục đích sử dụng đến công cụ Xóa URL lẽ đương nhiên là xóa URL trên Google tìm kiếm rồi, còn lý do tại sao phải xóa URL đi thì có nhiều lí do lắm. Một những lí do bắt buộc phải sử dụng đó là URL không còn khả dụng trong blog hay URL đã bị xóa trong blog hay URL chuyển hướng đến trang 404, hay lí do đơn giản là URL của một trang không có hoặc ít nội dung hoặc bạn cũng muốn URL đó là bí mật không muốn chia sẻ.
Giao diện trang Xóa URL trong Search Console phiên bản mới |
Giao diện trang Xóa URL trong Search Console phiên bản mới dễ nhìn, dễ hiểu và dễ thao tác hơn so với công cụ Xóa URL cũ. Chỉ một vài thao tác quản trị viên đã có thể xóa URL khỏi kết quả tìm kiếm.
Lẽ đương nhiên khi muốn xóa một URL thì URL đó phải xuất hiện trong Google tìm kiếm mà muốn tìm các URL này thì chúng nằm trong tab Độ bao phủ > Hợp lệ > Đã được lập chỉ mục, chưa được gửi trong sơ đồ trang web.
Vấn đề là bạn chỉ tạm xóa URL khỏi kết quả tìm kiếm trong khoảng thời gian 180 ngày mà thôi tức Google sẽ chỉ tạm xóa bộ nhớ đệm của URL được yêu cầu xóa trong khoảng 6 tháng. Nếu sau khoảng thời gian này mà URL vẫn tồn tại thì lẽ tất nhiên URL vẫn được lập chỉ mục trở lại và lúc đó chúng ta lại làm tiếp thao tác Xóa URL.
Gửi yêu cầu Xóa URL tạm thời trong thời gian 6 tháng. |
Để xóa một URL vĩnh viễn khỏi kết quả tìm kiếm Google chỉ có 2 cách hoặc là bạn xóa luôn URL trong blog hoặc bạn ngăn lập chỉ mục bằng lệnh noindex trong thẻ meta đầu trang. Ngoài ra bạn có thể tạo mật khẩu ngăn truy cập URL đó nhưng cách này vốn dĩ không nên sử dụng trong blogspot.
Phương pháp tốt nhất mà bạn nên sử dụng là sử dụng thẻ noindex trong thẻ meta nếu bạn không có kế hoạch xóa URL đó vĩnh viễn trong blog nhưng vẫn muốn xóa URL vĩnh viễn khỏi kết quả tìm kiếm trên Google. Lấy một ví dụ về chặn URL bằng thẻ noindex giả sử mình có một URL đã được lập chỉ mục
https://www.thietkeblogspot.com/search?updated-max=2019-08-12T19:57:00+07:00&max-results=10
Sau khi mình gửi yêu cầu Xóa URL này, mình sẽ chặn Googlebot lập chỉ mục trở lại
<b:if cond='data:blog.url eq data:blog.canonicalHomepageUrl + "search?updated-max=2019-08-12T19:57:00+07:00&max-results=10"'>
<meta content="noindex" name="robots"/>
</b:if>
Thẻ meta robots trong ví dụ trên hướng dẫn các công cụ tìm kiếm không hiển thị trang trong kết quả tìm kiếm. Giá trị của thuộc tính name (robots) chỉ định rằng lệnh này áp dụng cho tất cả các trình thu thập dữ liệu. Để cung cấp chỉ dẫn cho một trình thu thập dữ liệu cụ thể, hãy thay thế giá trị robots của thuộc tính name bằng tên của trình thu thập dữ liệu mà bạn muốn chỉ dẫn. Trình thu thập dữ liệu cụ thể còn được gọi là tác nhân người dùng (trình thu thập dữ liệu sử dụng tác nhân người dùng để yêu cầu một trang). Trình thu thập dữ liệu web thông thường của Google có tên tác nhân người dùng là Googlebot. Để chỉ ngăn Googlebot thu thập dữ liệu trang của bạn, hãy cập nhật thẻ như sau:<>
<meta content="noindex" name="Googlebot"/>
Hiện tại, thẻ này chỉ dẫn Google không hiển thị trang này trong kết quả tìm kiếm. Cả hai thuộc tính name và content đều không phân biệt chữ hoa chữ thường.
0 Comments: